Theo thống kê của tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, khoảng 85% trường hợp mọc răng khôn đều “nhổ bỏ” thay vì để nó tồn tại với bạn đến suốt cuộc đời. Nhiều trường hợp những bất thường của răng khôn không điều trị có thể gây nhiễm trùng, lan rộng ra các vùng xung quanh như mang tay, mắt, má, cổ…gây nguy hiểm tính mạng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm mẹo giảm đau khi mọc răng khôn nhé!
Răng khôn là gì? Khôn thật hay là ngu
Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng, thường mọc từ độ tuổi 17-25 tuổi hoặc muộn hơn, không xuất hiện đối với trẻ nhỏ mới mọc răng hoặc đã thay răng.
Thực chất, răng khôn là tên gọi chung dùng chỉ chỉ răng cối lớn thứ 3. Chiếc răng này sẽ xuất hiện muộn nhất trong toàn bộ hàm răng, chỉ xuất hiện với người trưởng thành. Đây cũng là thời điểm xương hàm ít phát triển về kích thước, chất lượng xương lại cứng hơn, mô mềm phủ trên dày chắc hơn nên khiến răng khôn dễ bị mọc lệch.
Tuy nhiên, không phải ai cứ trưởng thành cũng mọc răng khôn, khi có tới 35% dân số không mọc răng khôn. Bình thường, mỗi người thường mọc 4 răng khôn ở bốn góc hàm, vì vậy, khi không mọc răng khôn thì chúng sẽ nằm yên dưới xương hàm cho đến hết đời.
Răng khôn thường mọc kéo dài trong vài tháng, thậm chí vài năm. Với trường hợp các bạn xương hàm còn đủ chỗ, răng khôn sẽ mọc bình thường, không gây đau đớn.
Còn đa số, nhiều người gặp tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch do xương hàm “hết chỗ”, không đủ khoảng trống để răng phát triển, từ đó gây đau nhức, khó chịu. Phần nướu dễ bị sưng tấy, đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu, thậm chí biến chứng mọc ra ngoài má, trong miệng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Nhiều trường hợp những bất thường của răng khôn không điều trị có thể gây nhiễm trùng, lan rộng ra các vùng xung quanh như mang tay, mắt, má, cổ…gây nguy hiểm tính mạng.
Cách xử lý khi bị răng khôn mọc
Nhìn chung, răng khôn mọc không có tác dụng về thẩm mỹ cũng như ăn uống, Do đó, nhiều chuyên gia, nha sỹ đều khuyên răng nên nhổ bỏ. Đặc biệt là những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể gây khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt, thậm chí ảnh hưởng sức khỏe, nguy hiểm tính mạng.
Việc nhổ răng càng sớm càng tốt, do đó, khi có dấu hiệu răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ giúp dễ dàng nhổ và thời gian lành vết thương hơn. Nhổ răng khôn là một kỹ thuật khó, đòi hỏi thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao. Do đó, các bạn nên đến cơ sở y tế nha khoa uy tín để thăm khám, chụp Xquang răng miệng để xác định vị trí, tình trạng của răng khôn và nhổ răng.
Dưới đây là một số cách giảm đau khi mọc răng khôn:
– Muối: Pha một thìa muối vào cốc nước ấm, dùng để súc miệng vài lần trong ngày. Muối có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm ở nướu răng do răng khôn gây ra.
– Tỏi: Nhai 1-2 nhánh tỏi và giữ nó ở vị trí răng khôn đang mọc. Tỏi chứa các chất chống viêm, kháng sinh và chống oxy hóa giúp giảm đau răng.
– Dầu dừa: Lấy 1 muỗng dầu dừa ngậm trong miệng, sau đó súc miệng bằng nước ấm. Dầu dừa có tác dụng giảm đau nhức, chống vi khuẩn, giảm sưng tấy khi mọc răng khôn.
– Chườm nóng/lạnh: Khi bị mọc răng khôn, các bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau, hạn chế sưng tấy. Chỉ cần lấy 1 túi nước đá hoặc khăn ấm đặt cạnh má, nơi có răng khôn mọc và chườm lên.
Hi vọng qua bài viết chia sẻ ở trên của chúng tôi giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng này và cách giảm đau khi mọc răng khôn.
Chúc bạn sức khỏe – hạnh phúc!