Hội chứng sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ hay hội chứng vai –tay) là một trong những bệnh lý tuy ít găp, nhưng chúng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh hoạt của người bệnh.
Sudeck được hiểu là tình trạng đau và loạn dưỡng do chức năng của hệ thần kinh giao cảm bị rối loạn ở những mức độ khác nhau. Việc rối loạn này gây ra tình trạng thiếu hụt canxi nặng ở xương, làm giảm khả năng vận động ở người bệnh.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sudeck
Hội chứng thường gặp ở độ tuổi từ 40-60 tuổi tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ giới. Nguyên nhân gây ra khiến người mắc sudeck bao gồm:
+ Chấn thương: trên lâm sàng cho thấy có tới khoảng hơn 70% tỷ lệ bệnh nhân phát bệnh bắt nguồn từ những chấn thương. Sau các chấn thương như gãy xương cổ tay, xương cẳng tay, tụ máu, trật khớp, bong gân, chấn thương hoặc bệnh lý vùng cột sống cổ, chấn thương vùng vai…Hoặc sau gãy xương, xương tổn thương mà cố định không tốt, xương liền lệch trục gây ra hội chứng sudeck này.
+ Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng ống cổ tay (hội chứng chèn ép bó mạch thần kinh ở ống cổ tay) với Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ).
Có thể bạn quan tâm :”Hội chứng Raynaud thường gặp ở những người làm việc về tay chân như nhân viên văn phòng, công nhân, vận hành máy móc…chủ yếu xảy ra vào mùa đông, nhiệt độ thấp.” – trích Hội chứng raynaud là gì
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau, tê bì của ngón tay, bàn tay, lan sang phần cổ tay, cánh tay, bắt nguồn từ việc dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép. Với những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay có thể bị hội chứng sudeck
+ Tổn thương sau phẫu thuật: Một số cuộc đại phẫu thuật như phẫu thuật não, sau đột quỵ, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật vùng hông chậu,…sau từ 1-6 tháng người bệnh có thể gặp phải hội chứng. Nguyên nhân là do những sang chấn sau cuộc phẫu thuật, tác dụng phụ không mong muốn sau phẫu thuật.
+ Mắc bệnh mạn tính: Nguyên nhân gây ra hội chứng seduck cũng có thể bắt nguồn từ việc bệnh nhân đang mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường, chứng đau thắt ngực, bệnh nội tiết, cường tuyến giáp, ép tủy, u não, ung thư phế quản, viêm màng ngoài tim, hay chứng liệt nửa người, thoái hóa đốt sống cổ,…
+ Bất động quá lâu: nguyên nhân gây hội chứng sudeck còn được biết đến bởi tình trạng bất động quá lâu ở những người bị liệt nửa người, liệt cả người hoặc bị bót bột. Việc nằm bất động quá lâu khiến cho hệ thần kinh giao cảm bị ảnh hưởng.
+ Thuốc: một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mắc phải hội chứng seduck đó là tiền sử dùng thuốc, một số loại thuốc như thuốc kháng lao, thuốc nhóm barbirurat, Iốt phóng xạ,…
Như vậy, có nhiều nguyên nhân Sudeck có thể sinh ra từ các nguyên nhân trong đó các chấn thương và tiền sử bệnh lý chiếm tỷ lệ cao hơn.
Tìm hiểu thêm : Hội chứng antiphospholipid: Định nghĩa, mối nguy hiểm và cách điều trị
Biểu hiện của hội chứng seduck
Theo các chuyên gia, biểu hiện của hội chứng seduck thường diễn biến qua hai đoạn chính và ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều trải qua hai giai đoạn này.
Giai đoạn 1 –đau và sưng tấy:
Khi có các nhân tố tác động gây ra bệnh, khiến cho một bên mắc bệnh bị đau với nhiều mức độ khác nhau, tần xuất khác nhau. Có thể đau nhiều và liên tục, gia tăng về đêm hoặc khi vận động mạnh và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi.
Ban đầu người bệnh không thấy có biểu hiện gì đặc biệt nên chủ quan bỏ qua. Thế nhưng sau một khoảng thời gian nhất định (tùy thuộc mỗi người mà khoảng thời gian này dài, ngắn khác nhau) có thể thấy chi bị bệnh có biểu hiện sưng, phù, tấy đỏ, nóng. Vùng da này căng bóng nhẵn, hơi ướt, sờ vào cảm giác mạch đập nhanh do rối loạn vận mạch
+ Giai đoạn 2 –rối loạn dinh dưỡng:
Sau khoảng thời gian 1-2 tuần tình trạng đau của người bệnh có thể diễn tiến thất thường lúc đau lúc giảm đau, tình trạng phù giảm dần. Vùng da bị phù trước đó trở nên dày hơn, chuyển sang màu tím, các gân co kéo khiến cho việc vận động ở các chi bị hạn chế.
Thời gian lâu dần các cơ này cũng teo dần, giảm vận động hẳn so với bên còn lại không mắc bệnh, những tổn thương này có thể kéo dài khó hồi phục.
Tổng kết, hội chứng seduck là một hội chứng tuy ít gặp nhưng chúng lại để lại những ảnh hưởng cả trước mắt và lâu dài cho người bệnh. Chúng ta nên có các biện pháp dự phòng để phòng tránh bệnh có hiệu quả.