Hội chứng Raynaud thường gặp ở những người làm việc về tay chân như nhân viên văn phòng, công nhân, vận hành máy móc…chủ yếu xảy ra vào mùa đông, nhiệt độ thấp.
Hội chứng Raynaud là gì?
Vào những năm 1862, bác sĩ người Pháp tên là Maurice Raynaud nhận thấy có một số bệnh nhân có hiện tượng thiếu máu ở các ngón tay, ngón chân khi tiếp xúc nhiệt độ thấp hoặc sau khi bị stress, tâm lý.
Xem thêm: Viêm niệu đạo nam: Thông tin diện bệnh viêm niệu đạo nam từ A – Z
Ông cho đây là hiện tượng co các tiểu động mạch và các shunt động-tĩnh mạch đầu chi do phản xạ thần kinh. Hiện tượng này được ghi nhận, được lấy theo tên của người phát hiện và mang tên “hội chứng Raynaud”.
Hiện nay những bênh nhân mắc Raynaud chiếm 10% dân số trên thế giới, thường gặp ở tuổi từ 15-40 tuổi, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới.
Hội chứng Raynaud là tình trạng rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu làm giảm lượng máu đến các mô, gây thiếu máu cục bộ. Bệnh thường thấy các đầu ngón tay, ngón chân, đôi khi gặp ở mũi, tai, môi, núm vú…
Nguyên nhân gây hội chứng Raynaud là gì?
Cho đến nay, việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra chứng Raynaud cũng chưa thực sự rõ ràng. Có thể do cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, máu không cung cấp đủ đến các ngón tay chân, giảm lưu lượng máu bằng cách thu hẹp các động mạch nhỏ dưới da.
Xem thêm: Tìm hiểu về hội chứng đột biến nhiễm sắc thể người Claiphentơ
Bên cạnh đó, vấn đề trầm cảm, stress, tâm lý cũng gây phản ứng như cơ thể bị cảm lạnh nên có thể bị quá mức ở những người bị Raynaud.
Ngoài ra, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng thiếu máu các đầu ngón tay ngón chân Raynaud.
– Các bệnh tạo keo là nguồn gốc gây ra Raynaud, chiếm 50% trường hợp, nhất là bệnh xơ cứng bì hệ thống, lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren.
– Một số loại thuốc điều trị đau nửa đầu có chứa ergotamin, thuốc điều trị ung thư, thuốc tránh thai cũng là tác nhân gây hội chứng Raynaud.
– Đặc thù công việc làm việc tay chân, hoạt động nhiều ở các ngón tay chân như đánh máy, công nhân, vận hành máy…là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải hội chứng này.
– Một số công việc khiến người làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng, chlorure vinyl, nicotin…
– Người có tiền sử mắc bệnh thần kinh, mạch máu như tắc mạch, huyết khối.
– Mắc các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, viêm đa cơ…cũng là những “thủ phạm” chính gây ra thiếu máu các đầu ngón tay ngón chân ở người.
Nhìn chung, biểu hiện của hội chứng Raynaud khá dễ nhận biết, các đầu ngón tay, chân tái lạnh từng mảng, tím và lan nhanh ra cả bàn tay, bàn chân.
Người bệnh cảm thấy đau đớn, tê cứng, ngứa ở vùng da mất máu. Khoảng 80% trường hợp hiện tượng Raynaud là do cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ thấp.
Nếu hội chứng Raynaud trở nên nghiêm trọng, máu lưu thông đến các ngón tay chân giảm trong thời gian dài có thể gây dị tật.
Trường hợp động mạch ảnh hưởng đến khu vực bị tắc nghẽn hoàn toàn khiến vết loét hoặc mô chết có thể phát triển và rất khó điều trị.
Có thể bạn quan tâm: >> [ Hội chứng antiphospholipid]: Định nghĩa, mối nguy hiểm và cách điều trị
Cách điều trị hội chứng Raynaud
Việc điều trị hội chứng Raynaud bằng thuốc phụ thuộc vào tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thuốc điều trị là những loại thuốc có tính chất giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, ngưng sự co thắt mạch máu nhỏ ngoại biên.
Một số loại thuốc thường dùng như:
- nhóm thuốc đối kháng canxi (verapamil, ditilazem, amlodipin…),
- nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (losartan, valsartan…),
- nhóm thuốc chẹn alpha (alfuzosin, prazosin…),
- nhóm thuốc nitrat (isosorbid mononitrat, isosorbid dinitrat…),
- nhóm thuốc ức chế enzym phosphodiesterase-5 (sildenafil, tadalafil…),
- nhóm thuốc chống trầm cảm (fluoxetin, paroxetin…)…
Ngoài ra, một số phương pháp khác như cắt hạch giao cảm cổ, tiêm tĩnh mạch…cũng đang được nghiên cứu trong hỗ trợ điều trị hội chứng Raynaud.
Trước khi điều trị, người có tiền sử bị mắc Raynaud nên tránh các tác nhân gây bệnh như nên mặc ấm, đeo gang tay, tất dày khi thời tiết lạnh, tránh biến động tâm lý, hạn chế làm việc trong môi trường độc hại…
Không hút thuốc lá, vì đây là nguyên nhân chính gây xơ vỡ mạch máu và nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật như clodine, ergotamine…
Trên đây là thông tin về hội chứng Raynaud mà Doctor3x cung cấp, mong rằng nó có ích đối với các bạn.