Hội chứng banti là một hội chứng nguy hiểm, đặc trưng bởi tình trang tăng áp cửa lách lớn và thiếu máu. Hiểu rõ về căn bệnh này giúp chúng ta chủ động phòng ngừa tầm soát bệnh.
Định nghĩa chuẩn về hội chứng banti
Banti là tên gọi của hội chứng được bác sĩ Guido Banti (người Ý) mô tả vào năm 1898 hay còn gọi là hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa nguyên phát, chứng cường lách, hội chứng gan to –lách to là bệnh lý tăng áp cửa (tăng áp tĩnh mạch cửa) không do xơ gan gây ra.
Cơ chế bệnh là tình trạng tăng áp cửa xuất hiện từ gan như các bệnh lý sán máng, khối tụy chèn vào tĩnh mạch lách, huyết khối tĩnh mạch cửa,…gây ra tình trạng tăng hủy dòng tế bào máu vào lách khiến cho lách to, tiến triển sau vài năm thì xuất hiện thêm tình trạng gan to, xơ gan.
Hội chứng banti được thể hiện bằng việc lách to kèm theo các dấu hiệu giảm tế bào máu ngoại vi, hồng cầu lưới tăng, tủy xương giàu tế bào. Khi mắc bệnh trọng lượng của lách có thể tăng lên từ 5 -10 lần của người bình thường, các mô lách xơ cứng ở vùng động mạch, tĩnh mạch giãn rộng, có nốt lắng đọng sắt và xơ cứng Malpighi.
Nói cách khác, hội chứng banti là tình trạng lách to xung huyết mạn tính dẫn đến tế bào hồng cầu tại lách bị hủy hoại.
Xem thêm: Tư vấn cắt bao quy đầu không đau Chỉ 15 phút ở đâu, chi phí bao nhiêu?
Nguyên nhân hội chứng banti
Hội chứng banti do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân hàng đầu phải kể đến bao gồm:
+ Tăng áp tĩnh mạch cửa vì các tổn thương ở gan hoặc ngoài gan:
Chúng ta biết rằng tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh) thường chia thành hai nhánh chính được cấu tạo bởi tĩnh mạch lách, tĩnh mạch treo tràng trên, tràng dưới. Khi tĩnh mạch cửa tới gan thì chúng phân nhánh sang gan trái, gan phải, tiểu thùy, xoang gan, tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy và tụ dần thành các nhánh của tĩnh mạch trên gan cuối cùng là đổ về tĩnh mạch chủ dưới, tim.
Tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ có vòng nối với nhau, bình thường chúng không có giá trị về chức năng, nhưng rong tăng áp lực tĩnh mạch cửa chúng có thể giãn to gây vỡ và chảy máu
Việc tăng áp tĩnh mạch cửa do các tổn thương ở trong gan (bệnh xơ gan, sán máng,..) hay ngoài gan (huyết khối tĩnh mạch cửa, khối u tụy chèn ép vào tĩnh mạch lách),…dẫn đến những biến đổi chức năng, phá hủy tế bào trong mô lách gây ra Banti.
+ Các bất thường bẩm sinh: các bất thường của tĩnh mạch, cục máu đông, rối loạn gây viêm tắc nghẽn tĩnh mạch gan cũng có thê gây ra hội chứng.
+ Bệnh nhân có arsen tăng cũng có liên quan đến hội chứng banti, hoặc bệnh nhân có tiền sử dùng azathioprine lâu dài, đặc biệt là sau phẫu thuật ghép thận.
Những nguyên nhân gây hội chứng lách to xung tuyến mạch gồm nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là tăng áp tĩnh mạch cửa, việc tìm ra nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong việc trị bệnh cũng như phòng bệnh.
Biểu hiện của hội chứng banti
Hội chứng banti có nhiều biểu hiện khác nhau, ở mỗi người mức độ lại khác nhau. Chúng tôi chia ra hai nhóm biểu hiện bệnh banti là biểu hiện cơ năng và thực thể để bệnh nhân tiện theo dõi.
Biểu hiện cơ năng bao gồm
+ Tình trạng ở đường tiêu hóa: người bệnh cảm thấy khó tiêu (không phải do bệnh dạ dày) kéo dài, chướng bụng, cảm giác đầu hơi xảy ra ngay sau khi ăn bất cứ thứ gì. Người bệnh có cảm giác ruột căng khó chịu, tiêu chảy, cơ thể gầy và có dấu hiệu thiếu hụt vitamin (trong khi người bệnh vẫn ăn uống đủ chất),…
+ Các biểu hiện của bệnh banti kể trên diễn ra trong một khoảng thời gian dài với mức độ khác nhau. Các biểu hiện sớm bao gồm giảm khả năng lao động, khó chịu, đau vùng hạ vị, sườn phải, chảy máu lợi, nôn ra máu, lợi, đi đại tiện ra máu,…
>>> Cập nhận các tin tức bệnh nam khoa – bác sĩ Bùi Ngọc Lâm chia sẻ
Biểu hiện thực thể bao gồm:
+ Lách to: có đến hơn 80% bệnh nhân mắc hội chứng banti có biểu hiện lách to, nhưng sau khi nôn ra máu lách lại nhỏ lại. Do lách to lâu ngày, kèm theo các tổ chức xơ ở lách phát triển gây ra tình rạng cường lách với dấu hiệu vàng da, thiếu máu,…
+ Tuần hoàn bảng hệ: Người bệnh có thể quan sát thấy ở bụng nổi rõ màu xanh những đám tĩnh mạch. Tuần hoàn bảng hệ trên rối, vùng rốn, hai mạn sườn, tuần hoàn bảng hệ vùng mũi ức, vùng bụng dọc từ rốn lên ức. Đám tĩnh mạch nổi lên to, ngoằn nghèo trông như bún giun ở đường trắng trên rốn. Biểu hiện tuần hoàn bảng hệ là dấu hiệu của hội chứng banti.
+ Cổ chướng: quan sát thấy bụng to bè, rốn lồi mất đi nép nhăn, …
Những biểu hiện của hội chứng banti có thể phát hiện được khá mơ hồ, đa phần người bệnh đều chủ quan. Chủ yếu nhất vẫn là tình trạng thiếu máu tiến triển, lách to, nôn ra máu, đại tiện phân đen, đôi khi kèm xơ gan cổ chướng,…
Hội chứng bati là một bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh, tỷ lệ tử vong do biến chứng lên tới 50%. Do đó, ngay từ hôm nay hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chủ động tầm soát bệnh có hiệu quả nhé.
Thường xuyên theo dõi doctor3x.com để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, từ đó tích lũy chúng lại để bảo vệ sức khỏe của bạn được tốt hơn nhé