Hội chứng antiphospholipid còn được gọi hội chứng đông máu rải rác lòng mạch hay đông máu tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến các thai phụ bị sảy thai nhiều lần liên tiếp, thai chết lưu hoặc biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi. Vậy hội chứng antiphospholipid là gì?
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Hội chứng đông máu rải rác lòng mạch (hay hội chứng antiphospholipod) là sự rối loạn toàn thân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như động mạch, tĩnh mạch hoặc cả hai.
Triệu chứng hội chứng antiphospholipid thường biểu hiện qua từng giai đoạn:
– Giai đoạn đầu: Chỉ có triệu chứng liên quan đến các nguyên nhân gây bệnh như sảy thai, thai chết lưu, sản giật…
– Giai đoạn toàn phát: Do máu không đông nên chảy ra ồ ạt thường xảy ra ở chỗ va chạm, tiêm chích, rạch mổ, rong kinh. Sau đó gây ổ hoại tử, sốc thường thấy và có dạng sốc giảm thể tích, khó phục hồi.
– Giai đoạn thứ phát: Biểu hiện tổn thương phủ tạng do thiếu máu, hoại tử cơ quan và hậu quả của sốc và đông máu. Thường xảy ra trên những bệnh nhân đã trải qua giai đoạn suy thận cấp tính, suy thượng thận, suy tim cấp, suy gan cấp, suy hô hấp cấp… Biểu hiện thần kinh trung ương như hôn mê, co giật, liệt nửa người, dấu hiệu màng não.
Khám phá Hội chứng Claiphentơ
Nguyên nhân gây hội chứng antiphospholipid
Nguyên nhân hội chứng antiphospholipid có thể liên quan đến các bệnh lý gặp phải trong thời gian mang thai như viêm bể thận, nhiễm khuẩn, thai chết lưu, sản giật, nhiễm độc thai nghén.
Và nguy cơ cao mắc phải hội chứng này nếu bạn:
– Đang mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren.
– Mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, lậu, giang mai…
– Đang dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, thuốc cao huyết áp…cũng có thể tăng nguy cơ mắc phải antiphospholipid.
Hội chứng antiphospholipid nếu không phát hiện kịp thời có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai, thai chết lưu…nguy hiểm tính mạng.
Điều trị hội chứng antiphospholipid như thế nào?
Việc điều trị hội chứng đông máu rải rác rất phức tạp, cần điều trị kết hợp từng nguyên nhân với triệu chứng toàn thân như chảy máu nhiều, sốc, tan máu…Khi có biểu hiện bất thường, các bạn cần nhanh chóng đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe, tính mạng.
Các trường hợp đông máu thiếu hụt cần được bù bằng cách truyền máu tươi, khối tiểu cầu, plasma tươi, nhất là thay máu được thì kết quả rất tốt. Khi đông máu đã hình thành thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ.
Điều này sẽ giúp hạ tỉ lệ tử vong xuống xuống mức thấp vốn dĩ đã rất nặng. Còn để khỏi bệnh thì chỉ khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hội chứng antiphospholipid và loại trừ nó hoàn toàn.