Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc, gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Hiểu đúng về bệnh giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tầm soát bệnh có hiệu quả.
Theo cấu tạo giải phẫu, địa đệm được cấu tạo bởi nhân nhầy, vòng sợi, mỏm sụn có cấu trúc dạng thớ sợi, xếp theo hình vòng tâm chứa nhân nhầy. Địa đệm là một bộ phận có khả năng đàn hồi, giúp giảm chấn động tới các thân đốt sống. Do đó, nhiều người còn ví địa đệm như “bộ phận giảm xóc” trên cơ thể
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là tình trạng nhân nhầy ở đĩa đệm bị thoát ra ngoài vị trí bình thường của nó. Thoát vị địa đệm cột sống lưng là một bệnh thường tập trung ở dạng sống ở vùng thắt lưng
Nguyên gây gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Là một bệnh khá thường gặp vì bản thân vùng đĩa đệm chịu rất nhiều tác động khác nhau trong sinh hoạt hằng ngày. Thoát vị đĩa đệm xảy ra do vòng sợi bị đứt rách, có thể gây thoát vị lệch ra sau, sang bên, ra trước, vào thân đốt sống,…Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thương ở L4 – L5 và S1. Lý do là hai đĩa đệm này được ví như “bản lề” vận động chính của vùng cột sống
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gồm các nguyên nhân như:
+ Do chấn thương: người bệnh vận động quá nhiều, thường xuyên lao động nặng, hoặc những người đã bị thoái hóa cột sống thì chỉ những chấn thương nhẹ tạo áp lực lên vùng này cũng có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
+ Do tác động cơ học và tiền sử bệnh lý: Người bệnh đã có tiền sử bị thoát hóa cột sống, lại thường xuyên phải làm các công việc liên quan đến cúi, gập người, xoay người, chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng chuyển, bóng chày, chạy,…
Hoặc những bệnh nhân bị béo phì, cơ thể có trọng lượng lớn gây áp lựng lên vùng địa đệm ở lưng, hoặc những người có tiền sử vẹo cột sống.
Những trường hợp người lớn tuổi do tuổi tác cơ thể lão hóa, khiến cho xương khớp không còn bền bỉ như thời thanh niên dẫn đến thoát hóa địa đệm cột sống lưng
Một số yếu tố di truyền cũng được chú ý với nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm hoặc do đặc thù công việc (ngồi nhiều, đi lại nhiều, mang vác nặng nhiều,…) cũng có liên quan đế việc hình thành thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Do địa đệm bị lệch so với vị trí ban đầu nên gây ra sự chèn ép đến các dây thần kinh, đặc biệt vùng dây thần kinh hông, dây thần kinh tọa. Do đó, khi bị thoát vị địa đệm cột sống lưng biểu hiện phổ biết nhất là đau vùng thắt lưng.
Ở hầu hết bệnh nhân bị bệnh đều có biểu hiện đau vùng thắt lưng. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân kèm theo đau lệch cột sống, khả năng vận động cột sốt vùng sống lưng giảm, thậm chí là không cử động được. Tình trạng này chỉ có thể được cải thiện khi họ sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời khi có tác động chúng lại bị đau trở lại. Đau nhiều hơn khi đứng lâu, thậm chí là hắt hơi, rặn cũng thấy đau, nghỉ ngơi thì tình trạng này có thể được cải thiện.
Tác hại do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nếu không được can thiệp tích cực có thể chuyển sang mạn tính, gây ra tình trạng đau cột sống vùng thắt lưng thường xuyên. Với trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chèn ép vào dây thần kinh tọa có thể gây đau nhức, buốt vùng mông xuống tận gót chân, mu bàn chân, ngón chân.
Bệnh để nặng có thể gây teo cơ, gây ra việc khó khăn khi vận động ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Thông thường chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường sử dụng thuốc giảm đau, đây là thói quen phổ biến mà nhiều người sử dụng. Thế nhưng trên thực tế sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ có tác dụng giảm triệu chứng. Hơn nữa chúng thường gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,..
Do đó, với những trường hợp bị thoát vị địa đệm cột sống lưng chúng ta nên đi khám, nếu trường hợp nặng các phương pháp ngoại khoa có thể được chỉ địch. Mổ loại bỏ địa đệm hoặc thay thế đĩa đệm được sử dụng khá phổ biến, kết hợp với tập luyện vật lý trị liệu sau khi làm phẫu thuật.
Hiểu được thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hy vọng chúng ta có thể chủ động hơn. Các bác sĩ cũng khuyên chúng ta nên hạn chế mang vác, bưng vê vật nặng, ngồi lâu, đứng lâu. Nên có chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thể thao để tăng sức khỏe, độ dẻo dai cho vùng xương khớp. Khi có bệnh hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Hi vọng những chia sẻ trên giúp ích cho các bạn. Đừng quên đồng hành cùng http://doctor3x.com/ để biết thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích nhé!